logo 

CALL:(0251) 3819478 - 0903 745 438

TIME:T2 - T6: 8:00 - 11:00; 14:00 - 20:00

T7: 8:00 - 12:00; 14:00 - 20:00

CN: 8:00 - 12:00

Time 16.01.2018 02:58 | View 2.359

Các bệnh về răng miệng có thể cho bạn những dấu hiệu cụ thể và chính xác nhất về tình trạng sức khỏe chung của bạn. Đừng chủ quan nhé!

Viêm lợi

Khi lợi của bạn đỏ và căn phồng, đó chỉ là dấu hiệu của bệnh răng miệng? Hoàn toàn không nhé, thật chất, đó là dấu hiệu cho thấy sự viêm nhiễm. Vì vậy, khi thấy bản thân bị viêm lợi thường xuyên thì hãy cẩn thận, khả năng bạn bị mắc các bệnh về tim mạch là cao hơn so với người thường đấy.

bệnh về răng miệng

Vôi răng

Vôi răng là những mảng bám thức ăn lâu ngày cứng đầu bám vào răng. Chúng là tụ vi khuẩn khủng khiếp nằm trong khoang miệng và sẽ gây ra những căn bệnh khác như là: tụt nướu, tiêu xương, hôi miệng…Bên cạnh đó, cao răng cũng là triệu chứng của nhiều căn bệnh nghiêm trọng hơn. Ví dụ như bệnh tiểu đường. Trường hợp bạn thấy trên răng có nhiều mảng bám, đó là dấu hiệu của căn bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do khi lượng đường trong máu tăng cao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong vòm miệng phát triển, chúng sẽ phát triển nhanh hơn. Hậu quả là lợi bạn bị sưng tấy, đỏ và đau.

bệnh về răng miệng

Chảy máu chân răng

Đây là căn bệnh về răng khá phổ biến, và vì thế nhiều người thường xem nhẹ việc bị chảy máu. Trên thực tế, việc chảy máu lại thường có nguyên nhân do bị thiếu chất sắt hoặc thiếu vitamin C. Đôi khi, việc bạn bị chảy máu cũng xuất phát từ việc thay đổi hóc môn. Tuy nhiên, chắc chắn một điều là việc chảy máu chân răng thường xuyên là điều cần được quan tâm và kiểm tra.

bệnh về răng miệng

Vết loét mãi không lành

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao những vết loét trong miệng mình mãi không lành? Đừng lơ là với triệu chứng này nhé, bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Người bị bệnh tiểu đường thường khó lành vết thương hơn rất nhiều so với người bình thường, vì vậy, đừng chủ quan, hãy đi khám ngay nếu như bạn có những vết loét khó lành như thế.

bệnh về răng miệng

Hơi thở rau mùi

Hơi thở có mùi khó chịu cũng là căn bệnh về răng không khó gặp. Tuy nhiên nhiều người cứ cho là do bản thân vệ sinh răng miệng chưa kỹ. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên môn nhận định rằng: hơi thở có mùi là hồi chuông cảnh báo trước cho bạn về nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm như: gan, thận, HIV, tiểu đường, viêm xoang hay ung thư miệng.

bệnh về răng miệng

Nhìn chung, các căn bệnh về răng đều có thể nói lên ít nhiều về tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy nên, khi thấy các dấu hiệu bệnh, đừng chủ quan mà hãy dành thời gian đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân trước khi quá trễ nhé.

>> có thể bạn chưa biết:

3 GIẢI PHÁP 2 TRONG 1: TRẮNG RĂNG THƠM MIỆNG

RĂNG VÀ NHỮNG ĐIỀU ÍT AI BIẾT

------------------------------------------------------------------

Nha khoa Kim Khôi

Địa chỉ: 164-166 Ba Mươi Tháng Tư, P. Trung Dũng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Liên hệ: (0251) 3819478 - 0903 745 438

Email: kimkhoidental@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/nhakhoakimkhoi/

Web: www.nhakhoakimkhoi.com

Thời gian làm việc: T2 - CN: 8:00 - 11:00; 15:00 - 21:00


Bài liên quan

Bọc răng sứ có tốt không và những điều cần biết về bọc răng sứ
10 cách đơn giản giúp tẩy trắng răng tại nhà bất ngờ chỉ với vài lần sử dụng
Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer trong nha khoa thẩm mỹ
Cạo vôi răng có đau không? Những điều cần biết về lấy vôi răng
Dịch vụ làm răng sứ thẩm mỹ uy tín tại Đồng Nai
10 cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả hiện nay
Cấy ghép răng implant ở đâu tốt nhất tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai
Cách điều trị hôi miệng hiệu quả không phải ai cũng biết
5 cách làm răng cửa giả phổ biến hiện nay có tính thẩm mỹ cao
Chỉnh nha cho trẻ em vào độ tuổi nào mang lại hiệu quả điều trị
Làm răng implant giá bao nhiêu và ưu điểm của cấy ghép răng implant
Làm sao răng chắc khỏe thông qua 6 nguyên tắc vàng
Cấy ghép răng implant có tốt không? Nên trồng răng sứ hay cấy ghép implant
Trám răng có đau không? Cách giảm đau hiệu quả an toàn
Sâu răng ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả
Tẩy trắng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để tốt cho răng
Những lợi ích và bất lợi của chỉnh nha tháo lắp
Chỉnh nha cố định là gì? Chỉnh nha liệu có đem lại hiệu quả
Chỉnh nha có đau không? Những điều cần lưu ý
Chỉnh nha bằng mắc cài sứ có thật sự tốt không?