logo 

CALL:(0251) 3819478 - 0903 745 438

TIME:T2 - T6: 8:00 - 11:00; 14:00 - 20:00

T7: 8:00 - 12:00; 14:00 - 20:00

CN: 8:00 - 12:00

Time 27.12.2018 10:29 | View 14.822

Điều trị hôi miệng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi khi bị hôi miệng đa số mọi người đều mất tự tin khi giao tiếp và cản trở hiệu quả công việc. Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, công việc và những vấn đề giao tiếp trong cuộc sống. Hôi miệng có khá nhiều nguyên nhân ta nên biết và tìm cách khắc phục hôi miệng ngay.

Những nguyên nhân gây ra hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng. Hôi miệng có thể do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Những thói quen xấu về răng miệng hằng ngày kết hợp với sự căng thẳng mệt mỏi cũng gây nên hôi miệng. Những vấn đề về sức khỏe răng miệng, mảng bám trên lưỡi kết hợp với vi khuẩn. Các bệnh mãn tính hoặc các khối u trong miệng, mũi hay cổ họng, cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

Khi gặp phải các triệu chứng gây hôi miệng đừng ngần ngại đi khám nha sĩ để điều trị hôi miệng sẽ được tư vấn tình hình sức khỏe răng miệng.

1, Chú ý tới vệ sinh răng miệng


Vệ sinh răng miệng là yếu tố hàng đầu để điều trị hôi miệng. Nên vệ sinh răng miệng thật cẩn thận và sạch sẽ không nên bỏ qua một ngày nào. Cách này giúp tẩy sạch những vi khuẩn trong khoang miệng của bạn.

Khi đánh răng nên đánh sạch phần răng, nướu lợi và lưỡi. Vì đó là những nơi vi khuẩn xuất hiện rất nhiều. Chải răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Khi đánh răng nên dùng bàn chải có lưỡi chải mềm và nhẹ. Đánh răng nên thật kĩ và súc miệng với baking soda để khử trùng. Chải răng với dung dịch hydro peroxide 1 lần/tuần sẽ rất tốt cho răng miệng. Và cũng không quên đi khám nha sĩ ít nhất 6 tháng một lần. Bằng cách này có thể giảm các triệu chứng hôi miệng đáng kể.

2, Điều trị hôi miệng bằng cách chú trọng chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng có những những thành phần gây ra hôi miệng. Điển hình như thực phẩm chứa nhiều chất béo, thịt, gia vị, bơ sữa,… Ngoài ra thực phẩm chứa nhiều đường sẽ gây cản trở quá trình cải thiện hơi thở của bạn. Khi sử dụng những loại thực phẩm ấy sẽ dễ dàng bị hôi miệng.

Các bạn nên bổ sung thêm hoa quả, rau củ giàu chất chống oxy hóa vào chế độ ăn uống. Tránh những loại đồ uống chứa nhiều axit như cà phê. Giảm thiểu tối đa đường trong món ăn bởi chúng có thể ảnh hưởng tới chức năng của cố họng. Có thể sử dụng trà để khử mùi hôi miệng.

3, Bổ sung đủ chất vitamin

Vitamin và các khoáng chất chính là chất chống oxy hóa giúp cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh, bảo vệ an toàn cho tế bào, hỗ trợ sức khỏe cho hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn. Thiếu hụt lượng lớn dưỡng chất cần thiết và vitamin có thể dẫn đến chứng hôi miệng. Bạn nên thường xuyên bổ sung vitamin dưỡng chất cho cơ thể bằng cách ăn những thưc phẩm và sử dụng thực phẩm chức năng.

4, Theo dõi hệ thống tiêu hóa

Hệ thống tiêu hóa không được tốt cũng dẫn đến tình trạng hôi miệng. Ảnh hưởng của viêm dạ dày, viêm đại tràng hoặc táo bón. Vì thế hãy tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tươi sống như ra, củ, quả. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu enzyme như đu đủ, dứa, bơ. Bổ sung hydrochloric bằng cách sử dụng dấm táo. Uống đủ nước mỗi ngày thường là 2 lít.

5, Ăn nhiều rau xanh


Có nhiều loại rau xanh rất tốt cho sức khỏe mang tinh chất chống viêm. Việc chống viêm có thể chống nhiễm khuẩn sẽ rất tốt cho việc cải thiện hơi thở.

Những loại cây có tác dụng làm giảm chứng hôi miệng như cây hương thảo, mùi tây, húng quế, cỏ xạ hương..

Loại thực phẩm giúp làm ẩm và tẩy sạch môi trường khoang miệng đó là chanh muối.

Cây thì là hỗ trợ sức khỏe cho lưỡi và nướu lợi.

Nhai táo hoặc cần tây cũng giúp cải thiện đáng kể.

Tinh dầu cây xô thơm góp phần làm sạch những chỗ bị sâu răng.

Có thể sử dụng trà đinh hương để hạn chế hôi miệng.

Ăn nhiều rau xanh hạn chế hôi miệng

Những điều cần lưu ý:

Trong trường hợp bạn cảm thấy đắng miệng, rất có thể đó là dấu hiệu mức bilirubin tăng quá mức và có vấn đề về bệnh gan.

Trong trường hợp bạn cảm thấy hơi thở có mùi kim loại, chứng tỏ cơ thể bị ứ đọng chất axit uric, một dấu hiệu đáng ngờ của bệnh thận.

Trong trường hợp bạn cảm thấy hơi thở có mùi thối, đó là dấu hiệu của nhiễm khuẩn trong khoang miệng.

Hơi thở ngọt báo hiệu sự gia tăng glucose trong máu ở những bệnh nhân bị tiểu đường.

Điều trị hôi miệng một kiến thức không thể thiếu với tất cả chúng ta. Vì hôi miệng rất dễ xảy ra với bất kỳ ai. Ta nên biết những cách điều trị hôi miệng hiện nay để không mắc phải tình trạng này.

==================

PHÒNG KHÁM NHA KHOA KIM KHÔI

Địa chỉ : 164 -166 Ba Mươi Tháng Tư, P. Trung Dũng, TP.Biên Hòa, Đồng Nai

Website: www.nhakhoakimkhoi.com

Hotline: (0251) 3819478 – 0903 754 438

Thời gian làm việc T2- CN :8:00 -11:00, 15:00 -21:00


Bài liên quan

Bọc răng sứ có tốt không và những điều cần biết về bọc răng sứ
10 cách đơn giản giúp tẩy trắng răng tại nhà bất ngờ chỉ với vài lần sử dụng
Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer trong nha khoa thẩm mỹ
Cạo vôi răng có đau không? Những điều cần biết về lấy vôi răng
Dịch vụ làm răng sứ thẩm mỹ uy tín tại Đồng Nai
10 cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả hiện nay
Cấy ghép răng implant ở đâu tốt nhất tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai
5 cách làm răng cửa giả phổ biến hiện nay có tính thẩm mỹ cao
Chỉnh nha cho trẻ em vào độ tuổi nào mang lại hiệu quả điều trị
Làm răng implant giá bao nhiêu và ưu điểm của cấy ghép răng implant
Làm sao răng chắc khỏe thông qua 6 nguyên tắc vàng
Cấy ghép răng implant có tốt không? Nên trồng răng sứ hay cấy ghép implant
Trám răng có đau không? Cách giảm đau hiệu quả an toàn
Sâu răng ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả
Tẩy trắng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để tốt cho răng
Những lợi ích và bất lợi của chỉnh nha tháo lắp
Chỉnh nha cố định là gì? Chỉnh nha liệu có đem lại hiệu quả
Chỉnh nha có đau không? Những điều cần lưu ý
Chỉnh nha bằng mắc cài sứ có thật sự tốt không?
Những quan điểm sai lầm ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng ở trẻ em