logo 

CALL:(0251) 3819478 - 0903 745 438

TIME:T2 - T6: 8:00 - 11:00; 14:00 - 20:00

T7: 8:00 - 12:00; 14:00 - 20:00

CN: 8:00 - 12:00

Time 01.12.2018 10:07 | View 10.817

Sâu răng ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả. Do trẻ em rất dễ bị sâu răng bởi ăn thức ăn ngọt nên việc bảo vệ răng cho trẻ là điều các mẹ quan tâm hàng đầu. Sâu răng ở trẻ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Sâu răng gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức cho trẻ khiến bé khó ăn hoặc ăn không ngon.

1, Trẻ nào có nguy cơ sâu răng cao?   


Bình thường chúng ta hay nghĩ rằng trẻ bị sâu răng là do không chịu đánh răng kỹ và ít khi dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên điều này vẫn đúng nhưng nguyên nhân chính khiến trẻ bị sâu răng là do một loại vi khuẩn đặc biệt gây sâu răng. Thường dễ lây trong gia đình và đi theo bé đến suốt đời.

Ngày nay trẻ rất dễ bị sâu răng do ăn những thức ăn chứa nhiều đường. Đa số các bé nhỏ rất thích ăn đồ ngọt như bánh, kẹo, nước đóng chai, trái cây nguyên nhân gây sâu răng.

Sâu răng ở trẻ thường bắt nguồn từ một nhóm vi khuẩn gọi là mutans streptococcus. Vi khuẩn này lên men carbohydrate tạo ra axit làm mất canxi ở các mô cứng của răng. Vi khuẩn này còn tạo ra mảng bám chứa nhiều axit ăn mòn men răng, khiến răng bị hư hỏng và hình thành lỗ sâu gây đau cho trẻ.

2, Khi nào nên đưa bé đến nha sĩ?

Khi bé được 1 tuổi bạn nên đưa bé đi khám răng. Nếu đợi đến khi bé lớn hơn một tí mới đi khám nhiều khả năng bé đã bị sâu răng rồi.

Đa số các bậc cha mẹ đều không để ý đến việc đưa bé đi khám răng vì nghĩ trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên theo thống kê tỷ lệ trẻ 1 tuổi khám răng chiếm 10%. Việc đưa trẻ đi khám răng ba mẹ cũng không gặp ít khó khăn do còn nhỏ bé không chịu ngồi yên và mở miệng để bác sĩ khám. Bạn cũng đừng quá lo việc khám răng sẽ không tốn nhiều thời gian bởi các mảng bám trên nướu bé rất dễ phát hiện.

3, Phòng ngừa sâu răng ở trẻ


Tất cả các bé đều có thể bị sâu răng, tuy nhiên có một số bé có nguy cơ cao hơn.

Hạn chế ăn đồ ngọt: Hạn chế ăn đường là cách tốt nhất để ngừa sâu răng. Bạn nên chú ý đến mức độ thường xuyên của việc ăn đồ ngọt chứ không phải tổng lượng đường mà bé ăn. Việc ăn một thanh socola lớn một lần ít gây hại hơn việc mỗi lần chỉ cắn một miếng nhỏ và ăn nhiều lần. Điều này khiến nước bọt không thể làm sạch răng được.

Nên chú ý các loại thức uống chứa đường: Chẳng hạn như nước ép trái cây, sữa mẹ hoặc sữa công thức đều có chứa đường. Tình trạng sâu răng ở trẻ sơ sinh là sâu răng sữa do bé thường uống sữa vào ban đêm. Đến độ tuổi thích hợp bạn nên cai sữa cho bé để tránh sâu răng thường là 14 tháng tuổi.

Lượng fluor mà bé tiêu thụ: Nếu nước ở khu vực bạn sống không chứa fluor hoặc bé chỉ uống nước đóng chai không chứa fluor thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung lượng fluor cho trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ hấp thụ quá nhiều flour thì có thể dấn đến chứng nhiễm fluor gây ra đóm trắng ở răng. Đây là lý do tại sao trẻ dưới 2-3 tuổi không nên sử dụng kem đánh răng có chất fluor vì bé sẽ hay nuốt vào không tốt cho trẻ.

Chăm sóc răng miệng của bạn: Nếu bạn có tiền sử mắc phải các bệnh lý nha khoa hãy tránh dùng chung dụng cụ hoặc bàn chải đánh răng với bé. Bạn có thể nhờ nha sĩ kê một số loại thuốc để loại bỏ vi khuẩn trong miệng hạn chế truyền vi khuẩn cho bé. Bạn nên đánh răng đúng cách để bảo vệ răng miệng và đi khám nha thường xuyên. Đây cũng là cách bạn giáo dục bé về ý thức bảo vệ răng miệng tránh những tác nhân gây sâu răng.

4, Cách chăm sóc răng miệng cho bé


Trẻ sơ sinh

Mẹ nên làm sạch nướu cho bé ngay cả khi chưa mọc răng bằng cách dùng khăn ẩm lau sạch nướu mỗi khi bé bú xong. Tập cho bé vệ sinh răng miệng khi bắt đầu mọc răng. Bằng cách tập đánh răng đầu tiên làm ướt bàn chải và nhẹ nhàng chải lên bề mặt răng và dọc theo nướu. Nếu bạn sử dụng kem đánh răng cho trẻ nên sử dụng loại không chứa fluor để bảo vệ răng miệng.

Trẻ mới biết đi

Thời gian đánh răng cho trẻ ít nhất 30 giây, tốt nhất là một phút sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Nghiêng đầu bé vào lòng bạn đặt bàn chải ở vị trí 45 độ so với răng là vị trí chải răng thích hợp.

Khi bé được 2-3 tuổi bạn hãy bắt đầu cho bé dùng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa fluor.

Trẻ mẫu giáo

Tập cho bé thói quen đánh răng chung với bạn, nói cho bé lợi ích của việc đánh răng. Nâng cao ý thức bảo vệ răng miệng cho trẻ khi còn nhỏ.

Cho bé đánh răng chung với bạn và nói cho trẻ biết lợi ích của việc đánh răng. Bạn có thể cho bé dùng bàn chải tay hay chải điện. Cả hai loại bàn chải này đều tốt như nhau nhưng bàn chải điện tương đối dễ sử dụng hơn.

Trẻ ở độ tuổi đi học

Khi bé lên 7 bạn hãy để cho bé tự chải răng và súc miệng dần dần tập cho bé tính chủ động chải răng. Bình thường nếu bé có thể tự buộc dây giày được thì bé cũng có thể tự đánh răng được. Thời gian bé nên chải răng khoảng 2 phút.

Bố, mẹ nên kiểm tra xem bé chải răng có sạch chưa. Đặc biệt xem các thức ăn và mảng bám có hoàn toàn được loại bỏ ở vùng nướu răng.

Sâu răng ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả. Mẹ nên biết những kiến thức này để giúp con em ta có hàm răng khỏe mạnh và không bị sâu. Một sức khỏe tốt không thể thiếu một hàm răng khỏe mạnh. Khi răng khỏe trẻ sẽ ăn ngon vui đùa thoải mái. Nếu mẹ phát hiện các dấu hiệu bất thường ở răng trẻ hãy đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để được kiểm tra.

Xem thêm: 

Những quan điểm sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng ở trẻ em

Phương pháp chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh

==================

PHÒNG KHÁM NHA KHOA KIM KHÔI

Địa chỉ : 164 -166 Ba Mươi Tháng Tư, P. Trung Dũng, TP.Biên Hòa, Đồng Nai

Website: www.nhakhoakimkhoi.com

Hotline: (0251) 3819478 – 0903 754 438

Thời gian làm việc T2- CN :8:00 -11:00, 15:00 -21:00



Bài liên quan

Bọc răng sứ có tốt không và những điều cần biết về bọc răng sứ
10 cách đơn giản giúp tẩy trắng răng tại nhà bất ngờ chỉ với vài lần sử dụng
Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer trong nha khoa thẩm mỹ
Cạo vôi răng có đau không? Những điều cần biết về lấy vôi răng
Dịch vụ làm răng sứ thẩm mỹ uy tín tại Đồng Nai
10 cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả hiện nay
Cấy ghép răng implant ở đâu tốt nhất tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai
Cách điều trị hôi miệng hiệu quả không phải ai cũng biết
5 cách làm răng cửa giả phổ biến hiện nay có tính thẩm mỹ cao
Chỉnh nha cho trẻ em vào độ tuổi nào mang lại hiệu quả điều trị
Làm răng implant giá bao nhiêu và ưu điểm của cấy ghép răng implant
Làm sao răng chắc khỏe thông qua 6 nguyên tắc vàng
Cấy ghép răng implant có tốt không? Nên trồng răng sứ hay cấy ghép implant
Trám răng có đau không? Cách giảm đau hiệu quả an toàn
Tẩy trắng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để tốt cho răng
Những lợi ích và bất lợi của chỉnh nha tháo lắp
Chỉnh nha cố định là gì? Chỉnh nha liệu có đem lại hiệu quả
Chỉnh nha có đau không? Những điều cần lưu ý
Chỉnh nha bằng mắc cài sứ có thật sự tốt không?
Những quan điểm sai lầm ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng ở trẻ em