logo 

CALL:(0251) 3819478 - 0903 745 438

TIME:T2 - T6: 8:00 - 11:00; 14:00 - 20:00

T7: 8:00 - 12:00; 14:00 - 20:00

CN: 8:00 - 12:00

Time 09.08.2018 05:01 | View 3.046

Những dấu hiệu bất thường về răng miệng mà nhiều người bỏ qua này rất có thể là tín hiệu cảnh báo nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Những vấn đề về răng miệng thường sẽ gây ra nhiều bất tiện trên nhiều phương diện như: giao tiếp, ăn uống, vệ sinh cá nhân... Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, các chuyên gia nha khoa với hàng chục năm kinh nghiệm nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng răng miệng của chúng ta còn báo trước nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.

 

1. Hàm răng và dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tờ báo The Wall Street Journal, bác sĩ nha khoa phục hồi George Kiwowitz với 32 năm nghiên cứu về răng khẳng định rằng tình trạng ăn mòn trên bề mặt men răng chính là cơ sở để chẩn đoán ra 7 trường hợp mắc bệnh ung thư.

Đến từ Học viện Nha khoa Đại học California, Phó giáo sư Susan Haide cũng đã chỉ ra, nếu vùng lợi bị thương và không thể lành hẳn sau một đến hai tuần hoặc một vùng niêm mạc có màu khác thường như trắng hoặc đỏ trong thời gian dài, thì bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra để tránh mắc phải ung thư khoang miệng.

2. Răng không đều: Cẩn thận ung thư lưỡi

Những bất thường ở răng sẽ gây tác động trực tiếp đến lưỡi cũng như toàn bộ khoang miệng và ngược lại. Bệnh ung thư lưỡi thường có nguy cơ cao xảy ra ở mép lưỡi, tiếp đó là đầu lưỡi, lưng lưỡi và gốc lưỡi… với biểu hiện đặc trưng là lở loét hoặc nổi hạch.

Thông thường, căn bệnh này có nguy cơ ác tính rất cao, tốc độ di căn nhanh, tính xâm nhiễm mạnh, dễ lan đến cơ lưỡi, và sẽ cản trở hoạt động của cơ quan này, từ đó khiến bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc nói chuyện, ăn uống cũng như nuốt thức ăn.

 

Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, 86% thanh niên mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy của lưỡi đều có dấu hiệu liên quan tới hình dạng răng. Nguyên nhân chính là bởi vì phần lưỡi bị bệnh thường tiếp xúc với phần phía trong của răng. Trong 65 người ở độ tuổi từ 26 đến 39 tuổi được điều tra mắc bệnh ung thư lưỡi, có 56 bệnh nhân sở hữu hàm răng nghiêng về phía lưỡi, chính là việc tồn tại hiện tượng tiếp xúc bất thường giữa răng và lưỡi. Cũng trong số đó, có 37 người trước khi mắc ung thư lưỡi đã cảm thấy răng và chỗ bị bệnh thường xuyên va chạm, ma sát, tiếp xúc khiến lưỡi bị tổn thương mãn tính.

Các chuyên gia cho rằng, răng và lưỡi tiếp xúc với nhau lâu ngày gây mài mòn, hình thành vùng bệnh mãn tính phần đầu lưỡi. Nam giới có thói quen hút thuốc, uống rượu quá nhiều, những nhân tố này lâu ngày sẽ là nguyên nhân kích thích gây tổn thương cho vùng nhiễm bệnh trên lưỡi, khiến các tế bào tổ chức vùng lưỡi bị bệnh bị rối loạn, cuối cùng sẽ dẫn tới ung thư lưỡi.

Vì vậy, các chuyên gia y học khuyến cáo, nên chú ý những dấu hiệu như răng mọc bất thường, răng khôn mọc nhanh và đưa về phía lưỡi, đặc biệt là hiện tượng tiếp xúc, ma sát, va chạm thường xuyên giữa răng và lưỡi. Nếu gặp phải những dấu hiệu hiệu này, bạn nên sớm tới các phòng khám chuyên khoa để tiến hành kiểm tra, xử lý hoặc chỉnh nha nếu cần thiết.

3. Người bị tiểu đường cần chú ý bệnh răng miệng

Ở những người bị bệnh tiểu đường, phần tiếp xúc giữa lợi và răng thường sẽ trắng nhợt, dễ chảy máu, chân răng lỏng lẻo. Các chuyên gia cho biết, các vấn đề về nướu và bệnh đường huyết cao không chỉ bắt đầu từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày mà còn có thể tác động lẫn nhau và khiến bệnh tình nặng thêm.

Cần chú ý rằng, khi lợi đã bị nhiễm trùng và viêm chính là dấu hiệu cho thấy người bệnh tiểu đường đã đến giai đoạn khó kiểm soát nồng độ đường huyết của mình. Việc chỉ số đường huyết cao khiến bệnh sâu răng và các vấn đề về lợi nặng thêm, từ đó dẫn đến chứng viêm trầm trọng hơn.

4. Bệnh nha chu có thể dẫn đến vấn đề tim mạch

Hiện nay có nhiều căn cứ khoa học chỉ ra một sự thật rõ ràng rằng bệnh nha chu và bệnh tim có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lợi bị viêm, sưng tấy sẽ dẫn tới protein phản ứng C tăng lên, mà protein phản ứng C tăng cao được cho là một yếu tố dẫn tới bệnh tim.

 

Chủ nhiệm Mark Wolf của Học viện Nha khoa Đại học New York cho biết, những vi khuẩn gây viêm nha chu có thể làm tắc nghẽn động mạch, đây chính là một trong những yếu tố dẫn tới bệnh tim. Hiệp hội Tim mạch nước Mỹ hiện nay đã không còn kiến nghị bệnh nhân sa van hai lá cần định kỳ dùng kháng sinh trước khi bệnh khoang miệng được điều trị dứt điểm. Bởi ngay cả khi đã đánh răng đều đặn thì trong quá trình nhai nuốt thức ăn, vi khuẩn khoang miệng vẫn có thể đi vào hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể con người.

Răng màu vàng nhạt mới là khỏe mạnh nhất. Ngày nay, không ít người theo đuổi một hàm răng trắng đẹp, thậm chí còn sẵn sàng mài răng, bọc sứ. Nhưng các chuyên gia khẳng định rằng, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm.

Trên thực tế, răng màu vàng nhạt mới là loại răng khỏe mạnh nhất. Những phương pháp can thiệp khác để có được hàm răng trắng không những phản khoa học mà thậm chí còn làm nguy hại đến sức khỏe.


Bài liên quan

Bọc răng sứ có tốt không và những điều cần biết về bọc răng sứ
10 cách đơn giản giúp tẩy trắng răng tại nhà bất ngờ chỉ với vài lần sử dụng
Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer trong nha khoa thẩm mỹ
Cạo vôi răng có đau không? Những điều cần biết về lấy vôi răng
Dịch vụ làm răng sứ thẩm mỹ uy tín tại Đồng Nai
10 cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả hiện nay
Cấy ghép răng implant ở đâu tốt nhất tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai
Cách điều trị hôi miệng hiệu quả không phải ai cũng biết
5 cách làm răng cửa giả phổ biến hiện nay có tính thẩm mỹ cao
Chỉnh nha cho trẻ em vào độ tuổi nào mang lại hiệu quả điều trị
Làm răng implant giá bao nhiêu và ưu điểm của cấy ghép răng implant
Làm sao răng chắc khỏe thông qua 6 nguyên tắc vàng
Cấy ghép răng implant có tốt không? Nên trồng răng sứ hay cấy ghép implant
Trám răng có đau không? Cách giảm đau hiệu quả an toàn
Sâu răng ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả
Tẩy trắng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để tốt cho răng
Những lợi ích và bất lợi của chỉnh nha tháo lắp
Chỉnh nha cố định là gì? Chỉnh nha liệu có đem lại hiệu quả
Chỉnh nha có đau không? Những điều cần lưu ý
Chỉnh nha bằng mắc cài sứ có thật sự tốt không?