logo 

CALL:(0251) 3819478 - 0903 745 438

TIME:T2 - T6: 8:00 - 11:00; 14:00 - 20:00

T7: 8:00 - 12:00; 14:00 - 20:00

CN: 8:00 - 12:00

Time 25.10.2018 09:02 | View 8.682

Hàm răng đóng vai trò rất quan trọng đối với chúng ta, đặc biệt đối với trẻ em, quá trình ăn uống và tính thẩm mỹ của gương mặt phụ thuộc rất nhiều vào hàm răng. Con trẻ có được một hàm răng đẹp và chắc khoẻ là điều mà các bậc phụ huynh đều mong muốn.

Tuy vậy, rất nhiều phụ huynh có những quan điểm sai lầm, không chỉ không bảo vệ được hàm răng của trẻ mà còn vô tình phá huỷ hàm răng của con mình.

Chỉ đưa trẻ đi khám khi đau răng 

 

Nhiều người lớn vẫn nghĩ rằng chỉ cần dạy trẻ đánh răng hằng ngày thì vấn đề răng miệng của trẻ sẽ được bảo đảm. Vì vậy mà các phụ huynh không đưa còn đi tới nha sĩ khám răng định kỳ. Đây chính là nguyên nhân chính khiến trẻ bị hư hại đến tận tuỷ răng và chân răng mới được đưa đi điều trị.

Đối với việc đánh răng thì các nha khoa đã chỉ ra rằng chỉ 60% – 70% vi khuẩn được loại bỏ khi khi đánh răng đúng cách đều đặn bằng loại bàn chải tốt nhất. Trong khi đó, nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ chính là do các vi khuẩn này.

Bên cạnh đó, răng không đau cũng không có nghĩa là không bị sâu. Ở răng sữa của trẻ nhỏ, các dây thần kinh tương đối thưa thớt nên việc cảm nhận được sự đau đớn khi các răng này bị sâu là khá yếu.

Chính bởi vậy, để bảo vệ sức khoẻ răng miệng ở trẻ em thì các bậc phụ huynh cần đưa con đến nha khoa để kiểm tra định kỳ: đối với trẻ từ 0-5 tuổi thì 2-3 tháng kiểm tra 1 lần, trẻ 6-12 tuổi 6 tháng kiểm tra một lần và kiểm tra mỗi năm một lần đối với trẻ trên 12 tuổi để kịp thời phát hiện sâu răng và tiến hành chữa trị.

Không cho trẻ ăn đồ ngọt


Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, nhiều bậc phụ huynh nhằm bảo vệ răng miệng của trẻ mà không cho chúng ăn các loại thực phẩm ngọt, có đường. Trên thực tế, chỉ cần cho trẻ ăn đồ ngọt một cách hợp lý và khoa học thì không những phòng chống được sâu răng mà còn cung cấp những chất cần thiết cho cơ thể.

Việc thường xuyên ăn đồ ngọt sẽ khiến cho khoang miệng luôn ở trong môi trường có tính acid, khiến vi khuẩn dễ sinh sôi và dẫn đến sâu răng. Tuy nhiên hãy cho trẻ ăn đồ ngọt trong một thời gian nhất định trong ngày kèm với việc vệ sinh răng miệng đúng cách. Vì khi ăn hết toàn bộ số đồ ngọt trong một thời gian cố định sẽ giảm nguy cơ sâu răng so với việc ăn chúng liên tục trong thời gian dài.

Thêm vào đó, nhiều cha mẹ nghĩ chỉ có các loại kẹo mới khiến cho răng bị sâu, nhưng các thực phẩm khác như bánh mì, bánh quy, các loại trái cây,… cúng có hàm lượng đường nhất định và vẫn có thể khiến trẻ sâu răng mặc dù bạn cấm chúng ăn kẹo. Tóm lại, hãy cho trẻ hấp thu lượng đường một cách khoa học và hợp lý để sức khoẻ răng miệng ở trẻ em luôn ở trong trạng thái tốt nhất.

Không lo lắng khi trẻ bị sâu răng sữa

 

Vì cho rằng sớm muộn gì trẻ cũng phải thay răng sữa nên nhiều phụ huynh không coi trọng răng sữa. Tuy nhiên sự thật thì cho qúa trình từ lúc mọc săng sữa, thay từ răng sữa sang răng vĩnh viễn kéo dài từ khoảng 2 tuổi cho đến 12 tuổi, trong thời gian này, răng sữa có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ.

Những bé sở hữu hàm răng sữa chắc khoẻ sẽ giúp cho cơ thể khoẻ mạnh vì răng chắc khoẻ không những hỗ trợ quá rình tiêu hoá diễn ra tốt hơn mà còn là nền tảng vững chắc cho giai đoạn dậy thì ở trẻ nhỏ, giúp xương hàm phát triển tốt do phát huy tốt chức năng nhai nuốt.

Răng sữa sẽ giúp định hướng cho các răng vĩnh viễn mọc lên sau này, đảm bảo được không gian cho các răng vĩnh việc răng vĩnh viễn mọc không bị lệch và tạo ra những điều kiện có lợi cho sự hình thành của nhóm răng này.

Đợi đến khi 12 tuổi mới cho trẻ niềng răng

 

Nhiều cha mẹ đợi đến khi trẻ 12 tuổi mới cho trẻ răng, nhưng các chuyên gia đã khẳng định rằng không nhất thiết phải đợi đến khi 12 tuổi mà phải xem xét đến tình trạng mọc răng của trẻ để quyết định xem khi nào là phù hợp.

Một số trường hợp nếu hàm răng của bé quá lệch lạc thì có thể sử dụng một số dụng cụ chỉnh nha để điều trị từ từ mà không cần niềng răng cho trẻ. Còn nếu răng trẻ quá lệch thì nên sớm đến các nha khoa tư vấn sức khỏe răng miệng cho trẻ em và tiến hành niềng răng.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm NÊN NIỀNG RĂNG TRONG ĐỘ TUỔI NÀO LÀ TỐT NHẤT ?

Trên đây là những quan điểm sai lầm của các bậc phụ huynh, nếu muốn bảo vệ sức khoẻ răng miệng ở trẻ em và giúp con em mình có hàm răng chắc khoẻ thì cần nhanh chóng loại bỏ những quan điểm này để tránh gây ảnh hưởng đến hàm răng của bé.

Để sức khoẻ răng miệng ở trẻ em luôn ở trong trạng thái tốt nhất, hãy đưa trẻ đến Nha Khoa Kim Khôi để được khám răng và tư vấn về răng miệng ngay hôm nay!

>>> Đừng bỏ lỡ: Bật mí 5 phương pháp bảo vệ răng khỏe mạnh cho bé

==================

PHÒNG KHÁM NHA KHOA KIM KHÔI

Địa chỉ : 164 -166 Ba Mươi Tháng Tư, P. Trung Dũng, TP.Biên Hòa, Đồng Nai

Website: www.nhakhoakimkhoi.com

Hotline: (0251) 3819478 – 0903 754 438

Thời gian làm việc T2- CN :8:00 -11:00, 15:00 -21:00


Bài liên quan

Bọc răng sứ có tốt không và những điều cần biết về bọc răng sứ
10 cách đơn giản giúp tẩy trắng răng tại nhà bất ngờ chỉ với vài lần sử dụng
Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer trong nha khoa thẩm mỹ
Cạo vôi răng có đau không? Những điều cần biết về lấy vôi răng
Dịch vụ làm răng sứ thẩm mỹ uy tín tại Đồng Nai
10 cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả hiện nay
Cấy ghép răng implant ở đâu tốt nhất tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai
Cách điều trị hôi miệng hiệu quả không phải ai cũng biết
5 cách làm răng cửa giả phổ biến hiện nay có tính thẩm mỹ cao
Chỉnh nha cho trẻ em vào độ tuổi nào mang lại hiệu quả điều trị
Làm răng implant giá bao nhiêu và ưu điểm của cấy ghép răng implant
Làm sao răng chắc khỏe thông qua 6 nguyên tắc vàng
Cấy ghép răng implant có tốt không? Nên trồng răng sứ hay cấy ghép implant
Trám răng có đau không? Cách giảm đau hiệu quả an toàn
Sâu răng ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả
Tẩy trắng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để tốt cho răng
Những lợi ích và bất lợi của chỉnh nha tháo lắp
Chỉnh nha cố định là gì? Chỉnh nha liệu có đem lại hiệu quả
Chỉnh nha có đau không? Những điều cần lưu ý
Chỉnh nha bằng mắc cài sứ có thật sự tốt không?